17 septembre 2014

Ai không học được gì ở lịch sử, sẽ lặp lại ngay sai lầm của lịch sử...

 Nguồn: Theo Blog Mai Tú Ân

Mai Tú Ân


   Những người CS liệu có rút ra bài học lịch sử từ Cải Cách Ruộng Đất không, khi chẳng bao lâu sau khi thống nhất đất nước,1975 họ lại tiếp tục tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh.nhằm xoá bỏ giai cấp tư sản mại bản, giai cấp công thương...Miền Bắc đã lãnh quả chí mạng CCRĐ rồi, giờ thì miền Nam lãnh đòn chí tử...





Đỗ Mười




Tháng 12 năm 1976, chính quyền bắt đầu tiến hành Chiến dịch cải tạo tư sản lần II. Hội nghị BCT của Đảng CS Việt Nam tháng 3 năm 1977, đứng đầu là Lê Duẩn đã quyết định hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh miền Nam trong 2 năm 1977-1978. Và khuôn mặt sắt máu Đỗ Mười đã vào Sài Gòn để trực tiếp chỉ đạo công cuộc cải tạo này.


Để thực thi, những tổ công tác mật được gấp rút thành lập, bắt đầu rà soát, lên danh sách những hộ gia đình kinh doanh, những gia đình giàu có phải vào diện "cải tạo tư sản". Nguyên tắc hàng đầu của các chiến dịch này là bí mật, bất ngờ. Những ông chủ, bà chủ chỉ bàng hoàng nhận biết những gì xảy ra khi cửa mở và tổ công tác đặc biệt bất ngờ có mặt, đọc quyết định "kê biên tài sản" của họ. Những cửa hàng, nhà cửa bị tịch thu trở thành tài sản công và trở thành cửa hàng quốc doanh hoặc nhà ở cho cán bộ. Tịch thu tài sản, còn mọi người trong gia đình đó phải chuẩn bị nhận quyết định đi "xây dựng vùng kinh tế mới"

Những nhà tư sản lớn của Sài Gòn - TP HCM thời đó phần lớn đã di tản ra nước ngoài, thành phố chỉ còn các doanh nghiệp loại vừa như các chủ nhà in, chủ xưởng thủ công, chủ cửa hàng, cửa hiệu... Các ông chủ này; kể cả những người làm nghề chuyên môn và chỉ là tiểu chủ như chủ hiệu thuốc tây bị buộc phải kê khai tài sản, vốn liếng rồi trưng thu, tịch thu, trưng mua và buộc họ không được làm kinh doanh, phải chuyển qua sản xuất nông nghiệp, nhiều người phải rời khỏi thành phố. Nhiều cửa hàng nhỏ, vốn liếng chẳng có bao nhiêu, một số tiệm ăn, tiệm cà phê... cũng bị niêm phong, định giá và chuyển qua sản xuất quốc doanh, hợp tác xã....

Tiếp theo là Cải tạo thương nghiệp cũng theo một kịch bản tương tự, tịch thu của giới buôn bán, những người cũng chẳng khấm khá gì sau khi Giải Phóng đã mấy năm. Đến đầu năm 1979, Nhà nước đã buộc 100.000 hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động (trưng mua hàng hóa của 30.000 hộ). Nhà nước cũng chuyển 40.000 người buôn bán sang sản xuất, số khác đi kinh tế mới...(theo wikiperdia)

Và ta cũng lại thấy những màn na ná như CCRĐ khi những đứa con cùng các tổ công tác đeo băng đổ kiểm soát canh giữ tài sản của cha mẹ, gia đình mình không cho tẩu tán. Có cả những tấm gương đại bất hiếu khi con cái chỉ chỗ cất giấu vàng của cha mẹ cho các tổ kiểm soát của NN tịch thu (các bạn có thể đọc trong Bên Thắng Cuộc của Huy Đức). Cũng có những tấm gương tày liếp phản trắc như con tố cha mẹ, rồi những người dân oan tự đốt nhà, đốt tài sản để khỏi bị tịch thu, rồi tự sát, bị tù tội, hay bỏ xứ liều mình ra đi vào chốn bể Đông mịt mù để tìm sự sống...Nỗi đau thấu Trời xanh, mà Trời xanh đâu lên tiếng.

Hỡi ôi, Chỉ là những người sản xuất nhỏ, buôn bán nhỏ mà oan nghiệt bỗng dưng đổ lên đầu họ khi tài sản, nhà cửa mất trắng còn bản thân và gia đình thì bị cưỡng bức đi làm "kinh tế mới", bơ vơ nơi vùng khỉ ho cò gáy mà nông dân thực sự cũng còn né tránh...Để rồi cuối cùng đa số họ phải lén lút trở về thành phố, sống vất vưởng ngoài đường, không giấy tờ, không hộ khẩu và cũng không nhà cửa.....

Tiếp theo giới kinh doanh Hoa Kiều cũng lãnh đủ, gián tiếp gây ra vụ Nạn Kiều và chiến tranh Biên Giới phía Bắc 1979. Ngoài việc tịch thu vàng bạc, tài sản của giới công thương, chính quyền còn công khai lấy tiền bạc của người dân khi "đổi tiền" bất công, bằng cách cưỡng ép qui định số tiền được đổi. Và rồi thu vàng, lấy nhà cửa...qua vụ đẩy người đi vượt biên "bán chính thức" một cách tàn nhẫn...

Không thể kể xiết nỗi thống khổ của người dân miền Nam khi đó. Một thời kỳ kinh khủng có lẽ chỉ thua thời kỳ Cải Cách Ruộng Đất trước đó ở miền Bắc mà thôi...Và cũng giống như CCRĐ thì những người "làm sai" vẫn giữ chức vụ quan trọng nhất, thì ông Đỗ Mười này cũng vẫn giữ những chức vụ quan trọng nhất, như một sự thưởng công lao cho những thành tích "Long Trời Lở Đất" nói trên.

Ôi, Trời ơi...chỉ vẻn vẹn mấy chục năm ngắn ngủi trong lịch sử, đất nước ta đã trải qua bao biến thiên kinh hoàng của chia cắt, tàn sát chém giết...chưa đủ sao mà ông Trời còn táng cho hai cú Trời ơi đất hỡi kinh khủng như thế...