18 mai 2015

Anh Tư Sang còn sợ gì nữa?


* GS. NGUYỄN KHẮC MAI
 
- ..."đồng chí X..." ..."Người ta có thể trú úm một người, một nhóm người  nhưng không thể trù úm cả dân tộc này..."!
- Ôi, ông Tư ơi! Ông sợ gì mà cứ nói xa nói gần cái gì thế, bà con khó hiểu quá!

Thật sự tôi khoái anh đấy. Mỗi lần đi tiếp xúc “đại cử tri”, anh đều có một ý kiến nào đấy thú vị. Trong nhân quần, một khi đã có thú vị thì nhất định có ích. Báo Tuổi trẻ (SG, vì ở Hà Nội cũng bắt chước ra một tờ Tuổi trẻ) tường thuật lời tâm sự của anh như vầy:…Còn bây giờ đụng chuyện nội bộ thì sợ ông này, ông kia, sợ bị trù dập…” Sao lạ như  vậy, không hiểu được”.


Thưa anh Sang, tôi thật sự cũng không hiểu được. “Bây giờ đụng chuyện nội bộ thì sợ”!? Thưa anh, không phải chỉ chuyện nội bộ người ta mới sợ. Cái gì người ta cũng sợ cả … “Một xã hội mà cái gì cũng sợ, là một xã hội bất an”. Anh nói đúng. Như tôi khi còn 12, 13 tuổi hoạt động kháng chiến nội thành, chúng tôi chẳng sợ gì ráo. 


Bây giờ thì nhiều khi thấy sợ không phải vì mình không có lẽ phải, nhưng lại thấy sợ cái chủ trương, lãnh đạo cho một số kẻ đội lốt côn đồ ném mắm tôm và cứt đái vào nhà. Anh có xem hình ảnh một công dân của Thủ đô mặt mày bê bết máu do 5 tên “công an đội lốt du côn” (theo tường thuật trên mạng) chặn đường đánh anh chỉ vì anh yêu cây xanh Hà Nội và đấu tranh phản đối chính quyền thành phố đốn cây, hạ nhục cái “Hồn Thu Thảo của Thăng Long”. Chắc anh cũng từng nghe: “Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo/Nền cũ lâu đài bóng tịch dương” chứ. Chỉ những kẻ vô văn hóa mới tàn bạo, phủ phàng vì tham lam, mới đối xử với cây xanh và cổ thụ, với “hồn thu thảo” của đất nước như vậy. Nhìn tấm ảnh chàng trai thủ đô mặt mày đầy máu, tôi thấy thật là nhục nhã cho Hà Nội nghìn năm văn vật, lại đẻ ra một lũ súc vật dám hành hạ dân như vậy. Thành ra không thể không nhắc lại cho anh nghe một câu nói về cái sợ của Nguyễn Khắc Viện: “Chuyên chính vô sản không đáng sợ. Sợ nhất là chuyên chính vô học”.

“Đụng chuyện nội bộ thì sợ, sợ ông này, sợ ông kia, sợ bị trù dập!”. Chuyện đâu có lạ, vì nó xưa không phải như Diễm, mà xưa như lịch sử nền chuyên chính vô học vậy. Khi anh kêu lên: “Sao lạ như vậy. Không thể hiểu được!”. Tôi thấy trong đó có dư vị đắng cay. Tôi tin rằng thật sự thì anh không lạ, mà la lên như  thế để cảng báo cho mọi người biết.

Thật ra thì cũng dễ hiểu thôi. Cái đáng lạ là tại sao các anh có vẽ chậm hiểu như vậy. Ở nước ta thì cái lỗi hệ thống mãi mươi năm trước đây mới có ông Nguyễn Văn An nói đến, mà nay nghe nói đã có chỉ thị cấm bàn! Còn bên Cu Ba thì sau khi đã thấm cái “ăn tàn, đái nát của CNXH, thì Fidel mới nói Lỗi Cơ cấu”.

Anh hãy tích cực tham gia cuộc vận động của xã hội xóa bỏ lỗi hệ thống, hay lỗi cơ cấu đi,chúng ta sẽ không còn lạ gì nữa, khi mọi công dân đều được thật sự tôn trọng, những người cầm quyền như anh đều được đặt dưới sự kiểm soát hoàn toàn của xã hội dân sự, chúng mình chỉ còn một nỗi sợ rất văn hiến đó là sợ chân lý, sợ đạo đức, sợ pháp quyền. Sẽ không còn sợ đảng quyền, chuyên quyền…nữa. Ai nói cái ý  như thế anh biết không, Các Mác đó. Ổng nói: “Dân chủ nghĩa là Chính phủ được đặt dưới sự kiểm soát hoàn thoàn của xã hội dân sự”. Điều đáng lạ là đảng ta nói theo chủ nghĩa Mác-Lê, nhưng lại làm ngược tư tưởng của Mác, khiến cho hiện nay cả đảng, cả nhà nước thậm chí anh công an, thuế vụ, kiểm lâm…cả ba anh ấy đều sẵn sàng ngồi trên luật, trên dân, trên xã hội. Một chính đảng đề cao tuyệt đối nguyên tắc tập trung thì quyền lực dồn vào một ít kẻ cầm quyền, và tất yếu cái cơ chế “quân chủ chuyên chế” sẽ ngự trị, ai nói, làm trái ý “vua”thì bị trừng trị. Chuyện không khó hiểu. Điều khó hiểu là chính anh ở cái ngôi vị như thế mà chỉ đặt những câu hỏi “bâng quơ”, chứ không thử ra tay tập hợp dư luận xã hội bàn cho ra nhẽ. Tôi tin rằng ban lãnh đạo của đảng không thể cứ ngồi chồm hỗm mãi trên dư luận được. Cũng như anh Trọng, nhiều lần ảnh nói phải đột phá tư duy, nhưng chinh ảnh lại chủ trương kiên định cái “hư hỏng cũ kỹ”. 

Cho nên Tôn Trung Sơn mới nói: “Khó không phải ở nhận thức, mà ở Làm”. Anh hãy dùng cái quyền mà Dân và HP đã giao cho làm chủ tịch Nước, thảo một nghị định để đấu tranh xoá bỏ cái cơ chế của sự sợ hải này đi. Quả thực đây là một cơ chế, quyết không phải chỉ là tâm lý. Cái tâm lý sợ hải này có nguồn gốc từ thể chế chuyên quyền độc tài đấy, bắt nguồn từ quan niệm chuyên chính vô sản mác lê nin đấy. Chính Lê-nin đã 'xướng lên' cho quan niệm này, cả Mao Trạch Đông nữa, cả cái mô hình chính trị xã hội Xô-viết mà  nước ta cho đến nay vẫn còn tôn thờ. Chính cụ Hồ cũng đã quan niệm rằng chuyên chính là cái khóa, cái hòm để bảo vệ dân chủ! Dân chủ là cái để bàn dân thiên hạ ai cũng dùng được, mà đem cất vô rương khóa kỹ, thì một chế độ xã hội sẽ chỉ được duy trì bằng chế độ tuyên huấn và cảnh sát trị, nó tạo ra tâm lý sợ hải, và ai cũng ngơm ngớp sợ đủ thứ, không còn một nhân cách tự do, đẻ có tinh thần chủ động, sáng tạo. Mọi thứ, mọi tổ chức, mọi cá nhân đều trong tâm trạng sợ, luôn luôn ngóng đợi nơi trụ sở của cấp ủy, từ phường xã cho đên trung ương. Cơ chế sợ hải thủ tiêu tinh thần công dân,thủ tiêu luôn  ý thức quốc gia dân tộc của công dân. Tôi nhớ Mác đã nói ý này khi bàn về Tự do báo chỉ và chế độ kiểm duyệt.

Tôi thành thật hoan nghênh anh đã đề cập một vấn đề nhạy cảm, một khơi gợi rất cần thiết và có ích lớn. Tôi tha thiết mong anh đừng đánh trống bỏ dùi, thả câu lơ lững như vậy, rồi lại để mọi thứ trôi qua. Hãy bước qua nỗi sợ hải, vượt lên chính mình, vượt lên những gì đã cũ kỹ hư hỏng, hãy cùng giới trí thức thành tâm vì nước, vì dân bàn luận cho ra nhẽ. Trước hết là vấn đề cớ sao chúng ta lại trở nên hèn nhát, sợ sệt bọn hán gian và việt gian như vậy. Thứ nữa cũng rất quan trọng là vấn đề, chúng ta đang sợ sệt những gì mà không dám nhìn vào sự thật là chủ quyền đất nước đang bị đe dọa bởi chính sách bành trướng, đế quốc đại Hán, không dám nhìn vào sự thật là đường lối chcn đã kìm hãm dân tộc hưng thịnh lên ở cuối thế kỹ 20 và đầu 21, tại sao không dám đưa ra cho nhân dân bàn, trước hết là  giới trí thức, nhũng vấn đề đối nội, đối ngoại đang đặt ra với vận mệnh của Dân tộc. Có phải chúng ta đang rất sợ thế yếu của mình về cả tư duy, kiến thức, cả tính chính thống và hợp pháp của đảng, cả trình độ tổ chức , quản lý và nhất là nhân cách của cán bộ, đảng viên? Chúng ta không sợ gì hết.

Cái đáng sợ nhất là chính chúng ta không thật sự vì nước vì dân, mà chỉ vì quyền lợi ích kỹ và nhỏ nhen của chính chúng ta. Thật sự là chúng ta đang rất sợ dân,sợ dân sẽ đòi lại những quyền thiêng liêng và những lợi ích thiết thực của mình.Vậy thì vì sao chúng ta cả gan cướp quyền của Dân? Làm cho Dân có chủ quyền độc lập, có dân chủ , có nhân quyền, có dân trí và dân sinh văn minh hạnh phúc thì chúng ta còn sợ cái gì đây. Hãy để cho Dân tổ chức những cuộc Diên Hồng lớn nhỏ để bàn và quyết định đường hướng và tương lai của dân tộc và của mình. Rồi trên cở sở đó các lực lượng chính trị của Dân tộc, trong đó có vai tró to lớn của đảng (Cộng sản hiện nay) mới căn cứ vào đó mà vạch đường lối, chính sách, phương thức để thực hiện. Như thế mới có cái ý nghĩa của những chiến sĩ vâng mệnh của Quốc Dân. Cứ như hiện nay thì tôi cứ sợ rằng đó là cuộc ‘tiếm quyền vĩ đại’!

Tôi cho rằng Chủ tịch nước nên ra một nghị định:

- Cấm trù dập (bắt bớ, kết án nhũng người có ý kiến khác đảng cộng sản, khác ban lãnh đạo hiên nay của đang…). Trả tự do vô điều kiện cho những người tù lương tâm, bất đồng chính kiến với đảng.

- Kêu gọi vượt qua sự sợ hãi, mở những Hội Nghị Diên Hồng để bàn việc Nước.Lập Ủy Ban 100 người có đủ mọi thành phần, chính kiến bàn tương lai và vận mệnh của Dân Tộc (Vì sao lại là 100? Vì để tưởng nhớ 100 vị tổ tiên ban đầu của dân tộc với tâm thức về nguồn, cứ khi có khó khăn hoạn nạn thì gọi Cha ơi mau về với chúng con!).

- Yêu cầu ban lãnh đạo hiện nay của đảng sớm công khai trình với nhân dân và xã hội bản  dự thảo báo cáo chính trị sẽ đệ trình tại ĐH XII. Hãy yêu cầu đáng phải căn cứ ý dân mà xây dựng đường lối của mình Phải bỏ cái phương thức tùy tiện áp đặt như các đại hội trước. Vì ĐH XII sẽ là chấm dứt một chu kỳ cũ và phải là sự mở đầu cho một chu kỳ mới của Dân tộc. Nếu làm cho đảng cũng biết tuân thủ ý kiến của Chủ tịch nước sẽ là văn minh và đạo đức của đảng (như chủ tịch Hồ Chí Minh từng mong mỏi).

Điều “lạ và không hiểu được” là tại sao lại trì trệ và bảo thủ lâu như vậy. Chả nhẽ trong đảng vẫn là tình trạng vô vọng như câu thơ của Nguyễn Duy: “Ai? Không ai!”.

N.K.M (Tác giả gửi BVB)
 
Nguồn: Theo Blog Bùi Văn Bồng