31 mars 2016

“Miễn nhiệm” và ranh giới của một khúc quanh lịch sử!


Phục Hưng



“…ĐCSVN đang ráo riết cho vấn đề ổn định nhân sự của họ trước một thời khắc của lịch sử mà tất cả chúng ta cùng hy vọng họ sẽ có một sự sáng suốt để biết cách hành xử đúng…


nguyentandung_nguyenphutrong
Ổn định nhân sự


Theo chương trình làm việc kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa 13 về công tác nhân sự, bắt đầu từ sáng ngày 30/3, Quốc hội sẽ miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội. Sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội. Một ngày sau, Chủ tịch Quốc hội sẽ tuyên thệ trước Quốc hội.
Tiếp đó, chiều 31/3, Quốc hội sẽ miễn nhiệm Chủ tịch nước. Sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước. Sáng 2/4, tân Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ trước Quốc hội.

Đến sáng 6/4, Chủ tịch nước sẽ trình Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng. Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng. Ngày 7/4, tân Thủ tướng sẽ tuyên thệ tại Quốc hội.

Theo đúng với chương trình làm việc của quốc hội Việt Nam thì các chức danh Chủ tịch quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ sẽ được bầu trong kỳ họp đầu tiên của quốc hội khóa 14.

Theo cách thức làm việc của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) thì mọi người đều biết quốc hội Việt Nam là cơ quan bù nhìn cao nhất của Đảng, công việc gây được sự chú ý nhất của các đại biểu quốc hội là ngáp dài và ngủ gật trong các phiên họp thường kỳ. Đó là trên thực tế, còn trên lý thuyết thì Bộ Chính Trị (BCT) vẫn cho họ cái quyền là “cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân” . Vì thế trong phương pháp và quy trình làm việc của họ luôn cố giữ cho Quốc hội hình ảnh được quy định trong hiến pháp. (Điều 69 Hiến pháp 2013 quy định: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.)

Vậy tại sao vào thời điểm này BCT lại sốt sắng làm một chuyện ngược đời và vi Hiến đến mức độ có thể coi là đảo chính “triều đình”. Đồng thời qua đó cũng “vạch áo cho người xem lưng’’ tới mức độ rõ ràng đến như vậy? (Điều 97, Hiến pháp 2013 quy định: “Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới thành lập Chính phủ”).
Phải chăng tình hình đã quá nguy cấp đến độ BCT không thể chần chừ trước một biến cố bất ngờ có thể xảy ra ngoài vòng kiểm soát trong vòng 03 tháng tới, hay là họ đang cố tận dụng hết tất cả thời gian để chuẩn bị cho một khúc quanh lịch sử của chính bản thân họ?

Nếu là vấn đề có thể xảy ra trong nội bộ của ĐCSVN thì không cần thiết để BCT phải hành động một cách thiển cận và làm xấu hình ảnh của họ đến như thế. Vì dù sao thì danh sách các ủy viên bộ chính trị cho nhiệm kỳ mới cũng đã kiện toàn và những người không còn ở trong BCT cũng không thể làm gì hơn ngoài việcngồi chờ cho đến ngày “về hưu để làm người tửtế” như ông Thủ tướng đã rêu rao trong những ngày cuối của nhiệm kỳ.

Vậy vấn đề ở đây là gì?

Theo thông tin chính thức của truyền thông nhà nước Việt Nam thì tổng thống Obama sẽ đến Việt Nam vào tháng 5/2016 thông qua lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (NTD).

Tháng 05/2016 theo lý thuyết thì lúc đó ông NTD vẫn là Thủ tướng của ViệtNamvà ông sẽ là người đại diện cho Chính phủ tiếp đón Obama. Lúc đó vai trò của ông NTD sẽ ra sao? Và sẽ ảnh hưởng tới tình hình của ViệtNamnhư thế nào?

Để giải thích vấn đề trên tôi xin quay lại một chút thời gian để chúng ta có thể nhìn nhận thoáng qua về chủ nghĩa khủng bố và sự hình thành những mặt trận địa chính trị mới của Thế Giới qua chính sách ngoại giao của người Mỹ.

Ngày 11/03/2004 tại Tây Ban Nha tổ chức khủng bố Al-Qaeda tiến hành một loạt các vụ đánh bom kết hợp bất ngờ tại hệ thống xe lửa/xe điện Cercanías ở trung tâm thủ đô Madrid khiến 191 người thiệt mạng và hơn 2.000 người khác bị thương. Hơn một năm sau ngày 07/07/2005 vẫn là Al-Qaeda tiến hành 3 vụ đánh bom ở các tuyến của hệ thống tàu điện ngầm Luân Đôn làm 52 người chết và gần 700 người bị thương. Những vụ khủng bố đó đã làm cho cả Thế giới phải bàng hoàng và cácsựkiệnnàyđánh dấu cho sự lớn mạnh của tổ chức Al-Qaeda.
Trước tình hình lớn mạnh của chủ nghĩa khủng bố như vậy, nước Mỹ với vai trò là Quốc gia dẫn dắt Thế giới trong vấn đề bảo vệ sự ổn định về quân sự, chính trị lẫn kinh tế đã nhân danh vai trò chống khủng bố để hiện diện một cách có thể chấp nhận được ở khu vực Trung Đông. Song song với lý do chống khủng bố thì nguồn lợi về dầu lửa của nước Mỹ và cả khối Nato ở khu vực này là điều không thể bàn cãi.

Cho đến thời điểm hiện tại qua vụ khủng bố ở Brussels (Bỉ) ngày 22/03/2016 làm 32 người chết và 270 người bị thương chúng ta có thể dễ dàng nhận ra sự thờ ơ của nước Mỹ đối với vấn đề khủng bố (Họ có thể biện hộ cho sự thờ ơ đó bằng cách coi đó là sức mạnh tinh thần không hề lung lay trước những mối đe dọa của khủng bố). Thờ ơ ở đây không có nghĩa là họ (Nước Mỹ) không còn quan tâm đến khủng bố nữa, mà vì họ hiểu rằng Châu Âu có thể tự giải quyết được vấn đề của họ trong vai trò chống khủng bố và cùng với nước Mỹ kiểm soát cả vấn đề ở Trung Đông. Sự thực là sau vụ khủng bố ở Brussels có một số nhận định cho rằng Tổ chức nhà nước hồi giáo tự xưng IS đang trong cơn túng quẫn và dẫy dụa trong những thời khắc cuối của cuộc đời mình (thông qua những phân tích về sự vụng về, thiếu sót và không có sự chuẩn bị kỹ càng của những người khủng bố). Vì thế nước Mỹ không có gì phải quá lo lắng về vấn đề nhà nước Hồi giáo tự xưng IS nữa.

Và đây cũng là thời điểm thích hợp để người Mỹ cụ thể hóa đường lối và chính sách của mình cho thời gian tới bằng cách chuyển dịch ảnh hưởng của họ tới khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Quay lại Biển Đông. Với chính sách xoay trục về khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Mỹ sẽ coi Biển Đông là một lợi ích cốt lõi trong chính sách ngoại giao của họ trong thời gian tới.

Nhưng vấn đề ở Biển Đông lại hoàn toàn khác so với khu vực Trung Đông. Ở Trung Đông lợi ích của nước Mỹ có thể đạt được thông qua sự hỗn loạn để hình thành nên các nhà nước mới dưới sự kiểm soát của người Mỹ và khối Nato, khi mục tiêu của họ chủ yếu là nguồn tài nguyên thiên nhiên. Còn ở Biển Đông với vị trí đặc biệt về lượng lưu thông hànghóa của nó, và sự ảnh hưởng của Trung Quốc thì những chính sách ngắn hạn và khủng bố sẽ không thể giải quyết được vấn đề lợi ích địa chính trị và sự bành trướng của Trung Quốc. Do đó Mỹ sẽ cố tìm một giảipháp dài hơi và đỡtốn kém hơn để vừa kiểm soát được tình hình lại vừa tránh gây ra một xung đột vũ trang trên diện rộng.

Nói tới Biển Đông thì vai trò về lợi ích hợp pháp của Việt Nam là điều không thể bàn cãi. Vì thế sẽ không có gì là quá bất ngờ khi Mỹ sẽ tìm cách quay trở lại VN thêm một lần nữa, hoặc ít ra cũng cố gắng để lôi kéo VN trở thành một đồng minh của Mỹ trong khu vực để họ có thể hiện diện thường trực ở Biển Đông một cách hợp pháp nhằm kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc và đảm bảo quyền lợi của họ ở khu vực này.

Quay trở lại với Việt Nam với Nguyễn Tấn Dũng, vai trò của ông trên chính trường Việt Nam đã không còn ảnh hưởng sau khi bị loại ra khỏi Bộ Chính Trị. Vì thế việc để ông tiếp một vị lãnh đạo của Thế Giới là điều không có thể chấp nhận được đối với người Mỹ. Và cũng chả có ý nghĩa gì đối với nhà nước Việt Nam. Vì thế họ (Đảng Cộng Sản) đang cố gắng làm mọi cách để có thể đẩy ông Dũng ra khỏi chính quyền càng nhanh càng tốt nhằm đảm bảo cho những chính sách dài hơi và quan trọng hơn đối với sự tồn vong của chế độ cộng sản.

Với bối cảnh của Thế Giới hiện tại đối với ĐCSVN họ bắt buộc phải làm một việc dù muốn hay không, nếu không muốn là nạn nhân của một tiến trình lịch sử. ĐCSVN họ chỉ còn một lý do để tồn tại là phải giữ cho bằng được chính bản thân họ, và tại thời điểm này chỉ có đất nước Việt Nam mới có thể giúp họ làm việc đó. Giải pháp tối ưu đối với ĐCSVN là họ bắt buộc phải thỏa hiệp với Obama ở một mức độ nào đó để nước Mỹ có thể đảm bảo cho sự tồn vong của họ và theo tiến trình của lịch sử họ sẽ đóng một vai trò không thể thay thế trong tiến trình dân chủ hóa ở Việt Nam dưới sự bảo trợ của nước Mỹ trước khả năm xâm chiếm của người Trung Hoa.

Đối với người Mỹ sự thực dụng và luôn cố gắng xuất khẩu các giá trị của tự do là một giá trị nền tảng trong mọi chính sách ngoại giao của họ, vì thế không có gì là ngạc nhiên khi họ sẵn sàng khai thác và đón nhận sự tuyệt vọng của ĐCSVN để làm bàn đạp cho sự hiện diện của người Mỹ ở khu vực Biển Đông và toàn khu vực Châu Á Thái Bình Dương, ít nhất là trong một sự thỏa hiệp giai đoạn nào đó vì họ thừa hiểu đối với ĐCSVN không có gì là đáng để tin cậy cho những chính sách dài hơi. Nhưng ít ra họ vẫn có một lý do chính đáng để thành công khi quay trở lại Việt Nam đó là người dân VN sẽ sẵn sang nở một nụ cười và dang rộng vòng tay để chào đón họ, đây là nền tảng để có được tự do.

Đố với vấn đề Trung Quốc, qua thái độ bành trướng không có điểm dừng của lối tư duy “bá chủ thiên hạ”, ĐCSVN không có một lý do nào để có thể yên tâm và tồn tại một cách độc lập bên cạnh họ. Nếu ĐCSVN chấp nhận bắt tay, tất nhiên là với một thái độ quỳ và lạy với người Trung Quốc thì dù sớm hay muộn họ cũng trở thành một bộ phận của đảng cộng sản Trung Quốc, và rồi chính họ sẽ vỡtan trong sự hoảng loạn, vì hiện tại đảng cộng sản Trung Quốc cũng không khác gì một bức tường trơ trọi và mục nát có thể sụp đổ bất kỳ lúc nào.


Có lẽ vì thế mà ĐCSVN đang ráo riết cho vấn đề ổn định nhân sự của họ trước một thời khắc của lịch sử mà tất cả chúng ta cùng hy vọng họ sẽ có một sự sáng suốt để biết cách hành xử đúng. Hay ít ra cũng biết cách giữ lại chính mình để làm tác nhân cho một sự chuyển hóa lớn của Việt Nam thay vì là nạn nhân của mọi sự đổ vỡ
.